Ảnh bìa Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai

Trang chủ / Dân số và Phát triển / BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY THALASSEMIA THẾ GIỚI 08/05/2024

Ngày đăng tin: 03-05-2024

BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY THALASSEMIA THẾ GIỚI 08/05/2024

     Kỷ niệm 38 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/20224) với chủ đề  “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”  và Việt Nam đang tích cực hưởng ứng với thông điệp: “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng” và “Không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống để bảo vệ nồi giống”.

     Bệnh tan máu bẩm sinh là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động và sản xuất

     Bệnh thường biểu hiện ở ba mức độ nặng, trung bình đến nhẹ thường biểu hiện rỏ nhất khi trẻ sinh ra được 4- 6 tháng tuổi, các triệu chứng thường gặp như: trẻ chậm lớn xanh xao, da và cũng mạc mắt vàng, dậy thì muộn, chậm phát triển về thể chất, nữ đến 15 tuổi chưa có kinh nguyệt, gan to, lách to, sỏi thận, suy gan xơ gan, suy tuyến nội tiết, suy tim…. Thường hay bị sốt và tiêu chảy.

     Bệnh Thalassemia là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất thế giới, có khoảng 7℅ người dân trên toàn cầu mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, 1,1℅ cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh.

     Tại Việt nam, tỉ lệ mang gen bệnh ở người Kinh vào khoảng 2- 4℅ , các dân tộc sống ở miền núi  khoảng 22℅ đối với dân tộc Mường , Tày, Thái và trên 40℅ đối với dân tộc Eđê, từ đó cho thấy mức độ xãy ra bệnh rất cao và phải được phát hiện và điều trị sớm .

     Bệnh Thalassemia điều trị rất lâu dài và rất tốn kém, nếu phát hiện trễ đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng con người.

     Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) khó chữa, nhưng dễ phòng ngừa, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt, làm việc, sinh con khỏe mạnh như người bình thường khác

     Giải pháp phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95℅ là:

     -  Không kết hôn cận huyết thống

     - Tư vấn trước hôn nhân: nên được khám và xét nghiệm bệnh Thalassemina trước khi kết hôn

     - Tầm soát trước sinh và sơ sinh là rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay, việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai tốt nhất là 3 tháng đầu để chẩn đoán xác định các trường hợp mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng Down (tam bội thể 21), hội chứng Ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh…

     - Tư vấn và khám sức khỏe Tiền hôn nhân

     - Thực hiện tốt lối sống lành mạnh, văn hóa, thể thao…

     - Điều trị sớm một số bệnh lý dị tật, bệnh bẩm sinh như: thiểu năng trí tuệ, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.

          “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng” và “Không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống để bảo vệ nồi giống” nhằm góp phần thắng lợi hạn chế bệnh tan máu bẩm sinh trong thời kỳ mới.

                                          Tin ảnh Hùng Cường (Phòng Dân số TT & GDSK)

Tin liên quan

BÀI TUYÊN TRUYỀN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN- HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG 05-07-2024
BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY THALASSEMIA THẾ GIỚI 08/05/2024 03-05-2024
BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI 01/10/2023 06-10-2023
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA) 17-05-2023
Trung Tâm Y tế huyện Kế Sách triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ Sức khỏe sinh sản (KKHGĐ/SKSS) vùng dân tộc thiểu số năm 2023. 28-04-2023
TIN MỚI
VĂN BẢN MỚI
BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT WEBSITE
HÌNH ẢNH

VIDEO
THĂM DÒ Ý KIẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 6799
Trong tuần: 18367
Trong tháng: 103120
Tất cả: 5002696