Ảnh bìa Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai

Trang chủ / Dân số và Phát triển / BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA)

Ngày đăng tin: 17-05-2023

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA)

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức khỏe để học tập, lao động.

Trên thế giới bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người,  với khoảng 500.000 người mắc bệnh ở thể nặng. Ở nước ta có khoảng trên 13 triệu  người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, tương đương 13% dân số và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Người bị bệnh và mang gen có ở tất cả  các tỉnh/thành phố, các dân tộc trên toàn quốc. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20 - 40%. 

Tỷ lệ người dân mang gen TMBS ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận  huyết. Riêng sáu dân tộc chủ yếu ở miền núi phía Bắc như Tày, Thái, Mường,  Nùng, Dao và H'Mông thì tỷ lệ mang gen và mắc bệnh khá cao như: 26,1% ở dân  tộc Tày; 25,5% ở dân tộc Dao, 24,7% ở dân tộc Nùng... Đặc biệt, tại Sơn La, dân  tộc Xinh Mun có tỷ lệ mang gen rất cao, lên tới hơn 80%. Tại các địa bàn này, ước  tính mỗi năm, khoảng 100.000 trẻ ra đời thì có khoảng 250 trường hợp thai nhi bị  phù (không thể sống), khoảng 200 trẻ bị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng - là  những bệnh nhân sẽ phải điều trị cả đời. 

Giải pháp phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95℅ là:

- Tư vấn trước hôn nhân: Nam, nữ thanh niên nên khám và xét nghiệm bệnh Thalassemia trước khi kết hôn.

- Không kết hôn cận huyết thống;

- Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay, việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai tốt nhất là 3 tháng đầu để chẩn đoán xác định các trường hợp mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng Down (tam bội thể 21), hội chứng Ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh…

- Điều trị sớm một số bệnh lý dị tật, bệnh bẩm sinh như: thiểu năng trí tuệ, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.

Hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 37 năm Ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2023) với chủ đề:  “ Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống” nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết và phòng bệnh tan máu bẩm sinh là góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về công tác dân số trong tình hình mới.

                                             Tin ảnh Hùng Cường ( Phòng Dân số TT & GDSK)

Tin liên quan

BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI 01/10/2023 06-10-2023
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA) 17-05-2023
Trung Tâm Y tế huyện Kế Sách triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ Sức khỏe sinh sản (KKHGĐ/SKSS) vùng dân tộc thiểu số năm 2023. 28-04-2023
Bài tuyên truyền pháp luật về mất cân bằng giới tính khi sinh 01-02-2023
Bài tuyên truyền về “Chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình” 17-01-2023
TIN MỚI
VĂN BẢN MỚI
BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT WEBSITE
HÌNH ẢNH

VIDEO
THĂM DÒ Ý KIẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 8944
Trong tuần: 32539
Trong tháng: 11930
Tất cả: 4018602